[Android Tool] Các checker nên sử dụng với Android Lint

Author: | Posted in Android, Programming, Tool No comments
[Android Tool] Các checker nên sử dụng với Android Lint
5 (100%) 1 vote

Ở bài viết trước mình đã giới thiệu tới các bạn về Android Lint – một công cụ phân tích và phát hiện các lỗi tiềm ẩn trong source code của các project Android cùng với cách sử dụng Android Lint trong Android Studio. Và cũng trong bài viết đó, mình cũng đã hứa sẽ gửi tới các bạn các checker mà mình thường dùng, vì vậy mình sẽ dùng bài viết này để thực hiện lời hứa đó.

Trước khi bắt đầu với bài viết này, các bạn nên xem lại bài viết trước [Android Tool] Tối ưu hóa code với Android Lint của mình để nắm rõ các định nghĩa và các bước tiến hành, bởi vì bài viết này mình sẽ  không nhắc lại nữa mà chỉ tập trung vào các checker.

I. Đôi điều chia sẻ về bộ checker mặc định của Android Studio

Xem lại bài viết trước các bạn sẽ thấy ở bước thứ 3:

Chọn checker

Các bạn có thấy ở phần checker mà mình khoanh màu xanh không? Ở đó có một dropdown box để chúng ta lựa chọn lại các thiết lập về checker mà chúng ta đã sử dụng trước đây. Tuy nhiên với những bạn mới chạy lần đầu thì sẽ chỉ có 1 lựa chọn duy nhất là Project Default chính là các checker mà Google thiết lập sẵn cho chúng ta. Nhưng lại có 1 vấn đề đó là bộ checker này có quá nhiều checker, nhiều đến nỗi mà mình chưa bao giờ dùng được hết 1/5 số lượng checker trong đó cả  :cry:. Điều này cũng có nghĩa là mình chưa bao giờ hoàn thành được tất cả các yêu cầu của Google với project của mình. Vâng, rất đau lòng nhưng mình vẫn phải thừa nhận bởi vì trong đó có quá nhiều yêu cầu được thể hiện qua các checker mà đến chính mình cũng không hiểu rằng nó có ý nghĩa gì nữa :cry:.

Chính vì lý do như vậy nên mình đã tự tạo 1 bộ checker riêng cho mình, trong đó chỉ bao gồm các checker mà mình thấy là cần thiết nhất, để có thể giúp project của mình tránh được các lỗi nghiêm trọng cũng như cái thiện hiệu năng hơn mà thôi. Và mình khuyên là các bạn cũng nên làm như vậy để tránh lãng phí thời gian cũng như công sức bỏ ra cho việc sửa các lỗi không mấy quan trọng.

 

II. Cách lựa chọn các checker để Android Lint hoạt động trong Android Studio

Để có thể lựa chọn các checker thì ở bước thứ 3 của bài viết trước các bạn có thể làm theo 2 cách:

Cách 1: Lựa chọn 1 bộ checker mà bạn đã thiết lập từ trước bằng cách select từ dropdown box như ở hình bên dưới:

Select từ các bộ checker có sẵn

Cách 2: Là tạo 1 bộ checker mới từ các tập các checker đã có sẵn. Để làm điều này hãy nhấn vào nút … bên cạnh ô dropdown box

Click vào nút ...

Cửa sổ chứa danh sách các checker được chia theo các nhóm (category) sẽ hiện ra như hình bên dưới.

Các nhóm nào được kích hoạt hoàn toàn sẽ được đánh dấu vếch, kích hoạt 1 phần sẽ có dấu trừ, còn không kích hoạt sẽ chỉ có ô trống.

Danh sách các nhóm checker

Ở đây các bạn có thể lựa chọn các checker mà các bạn muốn, sau đó nhấn Apply rồi tiếp tục tiến hành các bước theo hướng dẫn ở bài viết trước.

Ngoài ra nếu bạn muốn lưu lại thiết lập của mình để có thể sử dụng cho lần sau, thì trước khi nhấn Apply, bạn hãy nhấn vào Manager chọn Export…  rồi chọn đường dẫn để lưu lại thiết lập của mình nhé.

Export checkers

Chọn đường dẫn cần Export

Cách 3: Sử dụng bộ checker đã tạo sẵn (có thể là của bạn hoặc của người khác chia sẻ với bạn)

Vẫn bằng cách nhấn vào nút giống như cách 2. Nhưng lúc này bạn hãy chọn Manager rồi chọn Import… tại cửa sổ danh sách checker.

Import checkers để sử dụng lại

Một cửa sổ khác sẽ xuất hiện để bạn chọn đến file có lưu danh sách checker, sau khi đã chọn xong hãy nhấn Apply để áp dụng bộ checker mới mà bạn vừa chọn

III. Các checker nên sử dụng

Và bây giờ mình sẽ nói vào phần chính quan trọng nhất, đó là các checker mà mình thường xuyên sử dụng và mình khuyên các bạn cũng nên sử dụng các checker này (có thể nhiều hơn nhưng đừng ít hơn các bạn nhé).

1. Nhóm Android Lint

Với nhóm này các bạn nên select tất cả vì hầu hết chúng đều quan trọng và được gắn mác là error, trong đó nhiều lỗi có thể dẫn tới Force close app trong quá trình sử dụng

2. Nhóm Java -> Performance Issues

Nhóm này bao gồm các checker liên quan đến hiệu năng (performance) của ứng dụng, chúng không gây hiện tượng force close nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới tốc độ của ứng dụng làm ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng đối với ứng dụng của bạn. Bạn có thể chọn hết hoặc lựa chọn 1 số theo danh sách của mình dưới đây:

Danh sách các checker performance

Ở đây mình có sẵn file xml chứa các checker mình hay sử dụng, các bạn có thể tải về để sử dụng luôn: Download

Vâng chỉ cần 2 nhóm checker trên, chứ không phải là cả một danh sách cực dài như mặc định là mình tin rằng source code của bạn đã đủ tốt để giúp ứng dụng của bạn hoạt động ổn định và đạt hiệu năng và loại khá rồi. Và mình tin tưởng cũng chỉ cần vài lần sử dụng Android Lint là phong cách code của bạn cũng sẽ thay đổi và đã có thể tự tránh được các lỗi đó, và đó cũng là một cách để các bạn tự hoàn thiện mình đấy hãy cố lên nhé! 😉 .

 

Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình, hãy ủng hộ mình trong các bài viết tiếp theo trên blog của mình nhé

Loading Facebook Comments ...

Add Your Comment